CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ CẢ CỦA CHAI VANG - GIANNI GIANG HOANG (PHẦN 4)
Phần 4 của Chủ đề:
1. R.VANG Ở VIỆT NAM PHONG PHÚ ĐA DẠNG HAY LỘN XỘN MẬP MỜ?
2. TẠI SAO GIÁ CẢ R.VANG Ở VIÊT NAM LẠI MUÔN HÌNH VẠN TRẠNG NHƯ ĐÁNH ĐỐ NGƯỜI DÙNG?
3..CÓ CÁCH NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI GIÁ TRỊ/GIÁ CẢ CỦA CHAI VANG?
Từ góc độ kinh tế học, Giá Trị của bất cứ sản phẩm vật chất nào cũng được xác định bởi ba yếu tố: Chất lượng, Mẫu mã và Giá cả. Vang cũng không ngoại lệ!
Giá cả của chai vang là điều mà ace quan tâm nhất nên tôi sẽ nêu vấn đề này đầu tiên trong bài viết ở phần này.
Vậy thì giá cả của chai vang được xác định như thế nào? Những yếu tố nào tạo nên giá thành của một chai vang?
Với những ace chưa rành lắm thì tôi nhắc thêm là trong R.Vang người ta chia ra làm 2 khu vực với phong cách làm vang trước đây tương đối khác nhau, nhưng ngày nay phong cách đó đã khá gần sát với nhau (sẽ nêu trong phần viết về Chất Lượng của vang).
1. Là châu Âu cổ kính & những vùng quanh Địa Trung Hải, còn gọi là Cựu lục địa, với những quốc gia sản xuất & tiêu thụ vang lâu đời như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đưc, Áo, Hy lạp…..
2. Là Tân lục địa hoặc Tân thế giới - nghĩa là những nơi mà người Âu di dân đến định cư sau những phát kiến địa lý, bao gồm châu Mỹ, châu Úc, khu vực Nam Phi… Cụ thể là: Hoa Kỳ, Canada, Úc, Chile, Argentina, New Zealand, Nam Phi (đất nước này rất nhiều người gốc Âu sinh sống)…
Bất cứ sản phẩm vật chất nào - dĩ nhiên bao gồm R.Vang- cũng được xác định bởi: giá trị Cốt Lõi, nghĩa là giá thành để sản xuất ra sản phẩm (Core value) và giá trị Gia Tăng (Value Added) bao gồm thương hiệu, marketing, phân phối…
Giá Trị Cốt Lõi (Core value) - bao gồm giá nguyên liệu đầu vào kèm các chi phí sản xuất và các yếu tố kỹ thuật khác.
- Chi phí sản xuất rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành tạo nên sản phẩm của chai vang. Ở khía cạnh này, nhìn chung, các nhà sản xuất vang Tân lục địa làm tốt hơn Cựu lục địa. Rất nhiều vùng trồng nho ngon bên Tân lục địa là những vùng đất mới được phát hiện gần đây, rất trù phú tốt tươi. Những vùng đất này còn chưa nổi tiếng nên giá mua/thuê đất thấp hơn nhiều so với những vùng danh tiếng bên Âu châu. Ta hình dung bất động sản ở những khu mới, xa xôi mà rộng thoáng bao giờ cũng rẻ hơn đất cũ lâu năm trên phố vậy. Những vùng đất mới được phát hiện của Úc, Chile, Argentina… thường rộng mênh mông bát ngát.
- Năng suất nho trên một hetar và giá mua/thuê đất trồng là 2 yếu tố quyết định giá thành của nho thu hoạch trong sản xuất R.Vang. Những dòng vang của châu Âu chất lượng cao thường đến từ các khu vực có năng suất thấp hơn so với các nhà sản xuất R.Vang ở Tân thế giới trong khi giá thuê hoặc mua đất ở những Vùng đó lại thường cao hơn nhiều. Từ đó giá nho – nguyên liệu đầu vào duy nhất để làm vang ở các vùng danh tiếng bên Âu châu thường là đắt hơn khi so với những vùng mới nổi bên Tân thế giới. Giá nho đắt thì Vang làm ra sẽ chắc chắn đắt hơn nếu so với những vùng Tân lục địa có giá nho rẻ (chi phí nhân c.ông là gần như nhau ở các nước này).
- Các yếu tố kỹ thuật tân kỳ cũng được các nhà sản xuất Tân lục địa áp dụng tốt để giảm chi phí xuống. Âu châu thì thường giữ lối truyền thống như là bí quyết gia truyền nhiều hơn nên dễ đẩy chi phí lên. Trong khi các nước Mỹ, Úc, Nam Phi, Chile … áp dụng nhiều c.ông đoạn máy móc và những kỹ thuật tân kỳ để sản xuất như những kỹ nghệ lên men mới hoặc kỹ thuật canh nông để phát triển hoặc tạo ra những biến thể và của các giống nho cho năng suất cao hơn. Các máy đo hàm lượng đường trong trái nho... cũng được Tân thế giới áp dụng tốt mà không bị gò bó như nhiều vùng ở Cựu lục địa khi mà nhà sản xuất thường dựa nhiều vào kinh nghiệm của các nghệ nhân hơn là Tân thế giới.
- Ngoài ra những ai đã làm về sản xuât đều hiểu là nếu làm một mẻ lớn thì chi phí sản xuất bao giờ cũng rẻ hơn làm một lô hàng nhỏ.
- Ở châu Âu do đất đai khan hiếm nên các vườn nho gia đình với đất đai canh tác thường hẹp. Mà vang muốn là ngon thường phải là vang của các công ty gia đình. Rất không nhiều nhà làm vang bên Âu Châu có diện tích đất đai lớn, càng ít những nhà sản xuất vang kiểu đại c.ông ty như bên Mỹ /Úc/ Chile… do đó giá thành sản xuất bên Âu châu thường bị đẩy lên cao. Ngay cả so sánh giữa các công ty gia đình thì các chủ sở hữu bên Pháp/Ý… thường có diện tích nhỏ hơn so với bên Úc, Chile, Nam Phi.... hiếm có chủ sở hữu ruộng nho nào bên Châu Âu sở hữu được vài ba trăm hectar nhưng điều này lại không hiếm gặp ở Tân thế giới.
- Diện tích canh tác nhỏ hẹp, năng suất nho không cao, chi phí cao, giá thuê đất/mua đất cao làm ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất của một mẻ R.Vang cùa Âu châu khi so với Tân thế giới.
- Nói như thế không có nghĩa là tất cả các ruộng nho bên Âu châu đều nhỏ. Nhiều Chateau dang tiếng ở Left Bank vùng Bordeaux cũng sở hữu những ruộng nho trên dưới 100 hectars và những kỹ nghệ tân tiến cùng bí quyết lâu đời mà không dễ để phần đông các nhà sản xuất vang bên Tân lục địa đạt tới. Phạm vi bài viết đang so sánh những nhà sản xuất cùng "level" giữa hai khu vực. Ngoài ra cũng có những nơi mà ruộng nho khá lớn như một số vùng của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, miền nam và trung nam nước Ý, miền nam nước Pháp... ta có thể tìm được nhiều ruộng nho với diện tích lớn và họ làm ra những chai vang giá cả rất dễ chịu, tuy nhiên vang ở những vùng này lại chưa được nổi tiếng, dù không ít dòng chất lượng tốt và ngày càng được nâng cấp. Hoặc nhiều nhà sản xuất vang nhỏ lẻ bên Âu châu gần đây kết hợp với nhau lại thành những Hợp Tác Xã hoặc Hiệp Hội để có thể tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh hơn.
- Ngược lại Tân thế giới không phải chỗ nào cũng rẻ! Những ruộng nho vùng Napa Valley ở California bên Mỹ cũng có giá đất đắt khét mù, chát xít () luôn do vang Napa giờ đây đã quá nổi tiếng sa.u những lần chiến thắng trướ.c những chai vang Pháp xuất sắc (không chỉ thắng một lần và dĩ nhiên thì những niên vụ đó cũng không phải là niên vụ xuất sắc của vùng Bordeaux).
Như vậy thì nhìn chung là giá thành sản xuất do nguyên liệu đầu vào và kỹ thuật áp dụng của vang Tân thế giới (Chile, Úc, My, Nam Phi….) là cạnh tranh hơn so với Châu Âu nhờ đó giá thành sản xuất của sản phầm vang bên Tân thế giới thấp hơn nhiều => môt lợi thế cạnh tranh lớn của vang Tân lục địa. (Nhìn chung chứ không phải tất cả!).
Vì thế rươu Chile, Nam Phi… ngày càng xuất cảng nhiều sang châu Âu và hiện nay dân Âu sử dụng vang của Tân thế giới ngày càng nhiều (trừ một số thị trường bảo thủ và sản xuất được nhiều vang như Pháp, Ý Tây Ban Nha… ra thì phần còn lại Âu châu dùng vang Chile, Nam Phi… tăng lên rõ rệt).
Phần tiếp theo là những Giá Trị Gia Tăng Added Value của vang làm ảnh hưởng đến giá bán đến tay người tiêu dùng như thế nào? Vì thế mà chai chất lượng như nhau của vùng này lại có giá cao hơn vùng kia nhiều.
Gianni Giang Hoang