Phần 6 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Bán Của Chai Vang: Giá trị (Mẫu Mã, Chất lượng)
Phần 6 – Phần kết thúc!
(của chủ đề)
1. R.vang ở Việt Nam phong phú đa dạng hay lộn xộn mập mờ?
2. Tại sao giá cả R.vang ở Việt Nam lại muôn hình vạn trạng như đánh đố người dùng?
3. Có cách nào để xác định tương đối giá trị/ giá cả của chai vang?
Ở Phần 4 & 5 đã đề cập đến các yếu tố về Giá thành của chai Vang.
Phần cuối này sẽ chia sẻ tiếp đến 2 yếu tố, đó là Mẫu mã & Chất lượng, để tạo nên Giá trị của chai Vang.
(Giá Trị bằng Giá cả, Mẫu mã, Chất lượng)
2. Mẫu_mã
Tương tự như quan niệm khác nhau về vẻ đẹp, nếu đa số chị em Á đông (Việt Nam, TQ, Hàn Quốc…) thích da trắng, khuôn mặt V-line … thì phụ nữ phương Tây lại thích làn da rám nắng, họ phơi nắng đến mức nâu đỏ và họ thích vòng 1 & vòng 3 thật nảy nở.
Vì thế mẫu của chai vang là rất khác nhau. Có hãng giữ nguyên kiểu dáng và có hãng thì thay đổi các loại vang khác nhau thì vỏ chai cũng khác nhau. Nhìn chung ở VN thích chai to nặng xem thế là đẹp thì ở nhiều nơi họ muốn một chai vang có dáng vẻ thanh lịch mềm mại vì với họ r.vang là đồ uống tao nhã nên dáng chai cũng cần thanh nhã chứ đừng có nặng nề (một phần là do ý thức bảo vệ môi trường của họ cao).
Dĩ nhiên, để chiều lòng khách hàng khắp nơi thì các hãng vẫn làm ra nhiều kiểu dáng chai khác nhau. Tuy nhiên tựu trung thì dung tích 750 ml và cao khoàng 30 – 35 cm là số đo chung phổ biến nhất của tất cả các chai vang.
3. Chất lượng
Ở châu Âu, muốn bán được vang giá tốt thì các nhà sản xuất cần tuân theo những chuẩn mực của vùng miền.
Tại sao thế? Bởi vì việc tuân thủ những giống nho bắt buộc, theo cách thức làm vang bắt buộc với những giống nho được quy đinh rõ ràng ở những vùng làm vang nhất định bên Âu châu được hiểu như là kim chỉ nam của một dạng đặc sản vùng miền. Đã là loại vang đến từ vùng nổi tiếng này có nghĩa là cách thức của nó sẽ là như thế, được làm bởi những giống nho như vậy.
Những quy định khắt khe đó tạo nên thương hiệu của các vùng/tiểu vùng làm vang nổi tiếng bên Âu châu. Hiểu nôm na như những đặc sản địa phương, không thể thay đổi được.
Khi xem chai vang có tên vùng miền, lại thêm vào đó là level của chai vang được ghi trên tem nhãn thì người dùng (dĩ nhiên là người tiêu dùng có trải nghiệm) đã ít nhiều hình dung ra chúng là style như thế nào? Làm từ nho gì? ... v v. Đại loại như ở Việt Nam khi ăn Phở bò Hà Nội hay Nam Định thì người dùng hiểu ngay là nêm giấm tỏi ớt chẳng hạn; phở gà Hà Nội thì có hành hoa trần, chanh, ớt tươi, sợi bánh thanh mảnh...v v
Bắt đầu từ những năm khoảng 1960 khi phong trào liên kết - toàn cầu hóa được khởi xướng, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của thế giới, những kỹ thuật làm vang, những bí quyết gia truyền lâu đời ngàn năm ở những vùng làm vang nổi tiếng nhất bên Âu châu đã được các nước Tân thế giới học theo và dần dần bắt kịp.
Ngoài ra một phần vì chính những hãng vang lớn ở Cựu lục địa đã tìm đến những miền đất mới ở Tân thế giới với chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều mà nho trồng ra có chất lượng nhiều vùng không hề thua kém bên Âu châu (như đã nêu ở Phần trước). Các nhà làm vang bên châu Âu đã đem kỹ thuật truyền thống cũng như tài chính của mình đến với các vùng đất mới để đầu tư làm vang ngon giá dễ chịu.
Một số nhà sản xuất bên Âu châu sau khi chia tách nhau ra, sau khi không hợp tác cùng nhau nữa thì họ lại tìm đến những khu vực Tân thế giới. Chẳng hạn một Giám đốc điều hành hoặc một winemaker nào đó của một hãng vang danh tiếng bên Âu châu, sau một thời gian nếu không làm việc cho hãng nữa mà muốn ra lập nghiệp để làm riêng thì họ sẽ thường tìm đến những khu vực mới bên Tân lục địa để mua đất, trồng nho và làm vang vì giá đất rẻ hơn nhiều.
Những điểm dừng chân yêu thích của các nhà khởi nghiệp làm vang mới là ở Úc và đặc biệt là Chile rồi gần đây có thêm Nam Phi và Argentina.
Nhờ những yếu tố đó mà sự khác biệt về chất lượng và style giữa Tân lục địa và Cựu lục địa ngày càng thu hẹp tới mức nếu những chai vang được làm từ các giống nho quốc tế có thể trồng được tại nhiều nơi trên thế giới thì sự khác biệt là rất ít, gần như không còn.
Vang của vùng Napa bên Hoa ky giò đây đắt không kém, đôi khi còn đắt hơn cả những chai danh giá nhất của Bordeaux bên Pháp và chất lượng thì không hề thua kém, thậm chí là có những hãng còn làm được những chai ngon hơn – đó là một ví dụ điển hình của sự thành công bởi vang Tân thế giới.
Thoải mái sáng tạo, thoải mái áp dụng công nghệ mới, kỹ nghệ mới miễn sao người dùng thấy ngon, thấy ok càng làm cho vang Tân thế giới phát triển. Hiểu nôm na như tại sao phở bò lại dứt khoát chỉ có thịt bò và giấm tỏi như cách ăn của người Hà Nội hay người Nam Định? Nếu tôi muốn cho vào tô phở ít thịt bê non hoặc thêm vài lát giò (chả) bò thì sao nhỉ? Nếu người dùng thấy ok có thể ngon miệng thì sao lại không được chứ?
Đó là những cách làm vang kiểu mới bên Tân thế giới, điều mà Âu châu nhiều nơi còn chưa chấp nhận vì cần giữ giá trị truyền thống.
Vùng đất mới mà, đâu có gì để cần giữ cái gọi là "đặc sản vùng miền" đâu?
Phở Bắc khi vào đến Nam thì cách ăn cũng khác đi cho phù hợp. Phở VN khi ra đến nước ngoài dù là làm cho ng Việt nhưng cũng ít nhiều khác phở trong nước. Lấy gì khẳng định phở Việt bên Âu châu hoặc bên Cali không ngon bằng phở Việt ở quê nhà? (Những ai đã dùng rồi chắc sẽ thấy rõ ).
Lựa chọn là ở mỗi chúng ta!
Nếu ta dư giả tài chính và muốn thể hiện bản thân thì tại sao phải dùng những chai vang còn chưa có danh tiếng ở những vùng đất mới?
Nếu tài chính không thật là dư giả nhưng lại muốn dùng vang ngon thì rõ ràng là cần có sự hiểu biết nhất định để chọn được những chai chưa nổi tiếng, những dòng vang còn mới mẻ mà khéo chọn thì chất lượng tuyệt hảo so với giá thành.
Một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, vừa lên thành phố để đi học thì người bạn trai có lẽ chỉ đi xe máy mời cô uống cà phê Highland cũng là ổn rồi. Nhưng, nếu sau một vài cuộc thi mà nàng thành Á hậu/ Hoa hậu thì có lẽ các anh chàng đi Mercedes, BMW xếp hàng dài dài mời nàng đi ăn mà chưa chắc đã được nàng gật đầu!
Vậy chúng ta hãy tận dụng để hưởng thụ những chai vang ngon khi chúng chưa thành những “Tân Hoa Hậu” trong làng vang. Còn nếu sau một vài cuộc thi, sau đêm chung kết mà nhãn vang nào đó bỗng thành ngôi sao thì giá sẽ đẩy lên ngút ngàn mất.
Một điều rất đơn giản giúp ace biết được giá bán của chai vang là nhất đinh cần tra cứu trên “Bách khoa toàn thư” GOOGLE bằng Anh Ngữ! Những chai vang có uy tín dù nồi tiếng hay chưa nổi tiếng thì đều có mặt trên những website bán hàng đáng tin cậy trên thế giới. (Lưu ý là websites chứ không phải phần mềm định giá nào đó!)
Đó là thứ để chúng ta tham khảo, nhưng như đã nêu, nó không phải là thứ quyết định chai vang có ngon hay ko? Hoặc ít nhất có phù hợp với gu của người dùng hay ko?
Thịt cừu luôn đắt hơn thịt heo nhưng không phải ai cũng thích cừu. Thậm chí tôm hùm có người còn dị ứng hoặc không thích hải sản nên không dùng! Như vậy không có nghĩa là thịt cừu không ngon và tôm hùm là dở mà gu của chúng ta như thế nào thôi?
Nếu ace là những người dư giả tài chính, thoải mái tiền bạc dùng vang gì không cần nghĩ thì rõ ràng rất đáng ngưỡng mộ.
Còn những ace chưa phải là người như thế thì có lẽ nên là những người tiêu dùng thông thái để chọn được vang ngon mà giá dễ chịu mọi người nhỉ?!
Giang có cơ duyên trải nghiệm những dòng vang danh tiếng và những dòng vang ngon mà chưa được nổi tiếng lắm! Nhiều khi giá bán rất khác nhau mà khi thử mù/ bịt kín tem nhãn để thử (blind tasting) gần như các ace cũng chưa biết mèo nào cắn mỉu nào? Bên non 6 lạng/bên già nửa cân ấy à!
Ace cứ cùng trải nghiệm để khám phá nha!
Thân nhiều,
Gianni Giang Hoang.